Phạt góc trong bóng đá và những quy định cần phải biết

Phạt góc trong bóng đá là một tình huống cố định và thường dẫn đến những bàn thắng làm thay đổi cục diện trận đấu. Vậy luật phạt góc được quy định như thế nào và cầu thủ thực hiện cần phải lưu ý điều gì? Hãy cùng GavangTV chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết dưới đây ngay để nắm rõ nhé!

Phạt góc trong bóng đá là gì?

Phạt góc trong bóng đá là một tình huống cố định có thể dẫn đến những bàn thắng 
Phạt góc trong bóng đá là một tình huống cố định có thể dẫn đến những bàn thắng

Như đã đề cập, phạt góc trong bóng đá là một tình huống cố định để bắt đầu lại trận đấu. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ được thực hiện khi bóng thi đấu đã vượt qua đường biên ngang ngoài khung thành hoàn toàn dù cho ở mặt đất hay bay trên không mà cầu thủ chạm bóng cuối cùng là cầu thủ bên phía đội phòng ngự (điều này áp dụng cho cả vị trí thủ môn).

Theo như GavangTV tìm hiểu, luật phạt góc lần đầu xuất hiện và có trong bộ luật Sheffield vào thời điểm năm 1867. Dẫu vậy, nó chỉ chính thức được Liên đoàn bóng đá Anh (FA) thông qua vào ngày 17/2/1872. 

Khi thực hiện phạt góc, cầu thủ của đội tấn công sẽ đá bóng từ khu vực cung phạt góc nằm gần nhất với vị trí bóng ra ngoài theo quy định. Và nếu trong trường hợp bóng đi thẳng vào lưới của đội phòng ngự từ pha đá phạt góc, bàn thắng vẫn sẽ được trọng tài chính công nhận dù chưa chạm bất cứ cầu thủ nào.

Thông thường, trợ lý trọng tài hay trọng tài biên là người đầu tiên ra dấu hiệu cho một quả phạt góc bằng cách hướng cờ mà họ cầm trên tay về phía cung đá phạt gần nhất. Nhưng tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn sẽ thuộc về trọng tài chính hay người sẽ chỉ rõ vị trí thực hiện quả đá phạt cho đội tấn công.

Những quy định về phạt góc trong bóng đá cần biết

Để đảm bảo tính công bằng cũng như chính xác, một quả đá phạt góc trong bóng đá cần và buộc phải tuân theo các quy định đã được ban hành sau đây:

Có những quy định riêng đã được đưa ra để dành riêng cho phạt góc trong bóng đá 
Có những quy định riêng đã được đưa ra để dành riêng cho phạt góc trong bóng đá
  • Vị trí đặt bóng: Trái bóng phải được cầu thủ thực hiện đặt trong cung đá phạt góc nằm ở gần với cột cờ góc nhất.
  • Cột cờ góc: Cột cờ góc không được phép di chuyển hay tháo dỡ ra trong quá trình cầu thủ của đội tấn công thực hiện phạt góc.
  • Khoảng cách cầu thủ đối phương: Cầu thủ đội phòng ngự bắt buộc phải đứng cách trái bóng tối thiểu 9,15m cho đến khi bóng chính thức được đưa vào cuộc trở lại.
  • Người thực hiện: Cầu thủ của đội bóng tấn công là người thực hiện quả phạt góc chứ không phải đội phòng ngự.
  • Bóng vào cuộc: Ngay khi bóng được đá từ chân của cầu thủ bên phía đội tấn công và di chuyển thì đã được xem là vào cuộc dù chưa chạm bất cứ cầu thủ nào khác trên sân.
  • Chạm bóng lần thứ hai: Cầu thủ thực hiện quả phạt góc không được chạm bóng lần thứ hai trước khi có một cầu thủ khác chạm vào và nếu cố tình vi phạm sẽ bị trọng tài chính thổi phạt.

Những lỗi vi phạm và cách xử phạt khi thực hiện phạt góc

Sau đây, GavangTV sẽ chỉ ra những lỗi vi phạm và cách xử phạt khi thực hiện phạt góc trong bóng đá. Cụ thể là:

Cầu thủ thực hiện phạt góc trong bóng đá không phải thủ môn

Với trường hợp cầu thủ thực hiện quả phạt góc trong bóng đá không phải là thủ môn: 

  • Nếu sau khi bóng quay trở lại trận đấu, cầu thủ này chạm bóng lần thứ hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm vào một cầu thủ bất kỳ nào khác thì đội phòng ngự sẽ được trọng tài chính cho hưởng một quả phạt gián tiếp ngay tại vị trí phạm lỗi đó. 
Cầu thủ thực hiện phạt góc cần phải lưu ý rất nhiều điều để tránh mắc lỗi 
Cầu thủ thực hiện phạt góc cần phải lưu ý rất nhiều điều để tránh mắc lỗi
  • Nếu cầu thủ thực hiện quả đá phạt góc cố tình dùng tay của mình để chơi bóng trước khi bóng chạm vào một cầu thủ khác thì hình thức xử phạt đến từ trọng tài chính sẽ tùy thuộc vào vị trí phạm lỗi. 

Cụ thể trong trường hợp 2, nếu lỗi xảy ra ở phía bên ngoài khu vực cấm địa thì đội phòng thủ sẽ được trọng tài chính cho hưởng một quả phạt trực tiếp. Còn nếu tình huống phạm lỗi của cầu thủ vi phạm xảy ra ở phía bên trong khu cấm địa thì đội phòng thủ sẽ được hưởng một quả phạt đền.

Cầu thủ thực hiện phạt góc trong bóng đá là thủ môn

Trường hợp đầu tiên là thủ môn thực hiện quả đá phạt góc và sau khi bóng quay trở lại cuộc và thủ môn chạm bóng lần thứ hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm vào một cầu thủ nào khác. Khi này, đội đối phương sẽ ngay lập tức được trọng tài chính cho hưởng một quả phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi. 

Nếu thủ môn cố tình dùng tay của mình để chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác thì sẽ bị trọng tài chính thổi phạt. Tuy nhiên, mức độ xử phạt sẽ phụ thuộc vào vị trí phạm lỗi của thủ môn khi đó. 

Cụ thể, nếu lỗi xảy ra ở phía bên ngoài khu vực vùng cấm địa của thủ môn, đội đối phương sẽ ngay lập tức được hưởng một quả phạt trực tiếp. Còn nếu lỗi xảy ra trong khu vực cấm địa của thủ môn, một quả đá phạt gián tiếp tại vị trí là những gì mà đội đối phương sẽ được hưởng.

Lời kết

Đến đây, bài viết về phạt góc trong bóng đá của GavangTV xin phép được khép lại. Mong rằng, bạn đã hiểu và nắm rõ những gì mà chúng tôi đã truyền đạt và mang đến qua nội dung bên trên.

Viết một bình luận